Tại sao giao dịch các cặp Crypto và Chứng khoán trên sàn Forex là tự bóp dái mình?




BÍ MẬT NHÀ CÁI


Ok để bắt đầu bài viết dài vcl này, tớ sẽ nói qua về sàn chuyển lệnh, và tập trung nói về sàn ôm lệnh

1. Sàn chuyển lệnh (STP, ECN broker) - bạn thắng hay thua kệ mẹ bạn. Sàn chuyển lệnh chính xác là 1 Broker đứng giữa bank và trader làm nhiệm vụ đẩy các lệnh lên interbank. Sàn chỉ ăn phí giao dịch và spread.

  • Ưu điểm: sàn chuyển lệnh là không tác động vào giá cả hay vào lệnh của trader. Nó còn muốn bạn win vì khi bạn win bạn sẽ lôi thêm thằng khác vào. Con bạc mà, thắng thì phải kéo thêm vài thằng vô cho vui :)))) nhà giao dịch cái cc gì :)))
  • -Nhược điểm: thanh khoản không nhanh bằng các sàn ôm vì nó còn mất thời gian đẩy. Spread thường cao, phí gd cũng cao hơn các sàn ôm vì đây là lợi nhuận của sàn.

2. Sàn ôm lệnh (Market Maker) hay còn đc dân gian gọi là Nhà Cái.
Sàn ôm xây dựng một hệ thống khớp lệnh nội bộ nhau, và đánh đối ứng tay đôi với khách nếu cần thiết. Có nghĩa bạn mua, sàn bán. Bạn bán, sàn mua. Bạn cắt lỗ sàn chốt lời. Bạn chốt lời sàn cắt lỗ.

Ví dụ, tổng khách tại sàn mua vào 100 lot EU, bán ra 100 lot EU thì...đéo nói làm mẹ gì. Các lệnh sẽ tự động khớp, sàn chỉ làm trung gian đứng giữa thu phí chênh lệch mua bán của 2 bên. Trường hợp này rất ít. Trường hợp thường thấy là khối lượng mua bán không cân bằng nhau (vd như có 50 lot bán mà chỉ có 20 lot mua, tức dư mẹ ra 30 lot trắng bên mua) Khối lương dư ra bắt buộc Nhà cái phải xử lý theo 2 hướng: 

  • 1 là ôm phần dư còn lại bằng cách đánh ngược khách. Khách ăn, sàn lỗ. Khách lỗ sàn ăn.
  • 2 là chuyển lệnh lên interbank. Bảo chuyển thì nghe oách chó thế thôi chứ nó chuyển cho 1 thằng khác cũng ôm :))))

Nếu sàn chỉ chơi theo cách thứ nhất, thì bọn này thuần ôm, tức ôm hết, cân hết.
Còn nếu chơi theo cách thứ 2 thì gọi là vừa ôm vừa chuyển, vừa ăn vừa ỉa :)))

Nhà cái ngoài xem xét lượng lot mua bán của khách, sàn còn phân biệt các tài khoản. Tài khoản nhỏ dưới 10k (tùy sàn quy định) là mặc định sẽ ôm, vì đây thường là những người mới vào.. .xới, trade cỡ nào rồi cũng cháy. Mà nếu ông nào giao dịch có lãi đều, rút tiền ầm ầm thì Nhà Cái sẽ dùng nghiệp vụ để "đuổi khéo" như trượt giá, không khớp TP, gần SL thì giãn spread cho SL luôn, khóa rút tiền, lệnh đang lãi thì bùm mất mẹ lệnh (cái này tui bị mấy lần. Cay vailoz T.T)... nói chung đủ trò. Mục đích là khiến khách hàng tâm lý, chán nản dẫn tới những quyết định sai lầm hoặc bỏ sàn mà chạy.

  • Ưu điểm của các sàn này, spread thường thấp hoặc cố định, thanh khoản lớn. Vào lệnh pặc pặc. Thuận tiện cho việc đánh scalp khung ngắn.
  • Nhược điểm là sàn có thể tác động vào giá, spread, swap rất tinh vi mà nếu như không đủ kinh nghiệm trong forex thì các con bạc khó mà nhận ra

Nói qua thì phải nói lại, sàn kiểu đéo gì cũng có ưu -nhược. Không dám đánh giá cách làm việc của các bố nhà giàu, họ là những người tạo lập cuộc chơi, và chúng ta phải chơi theo luật của họ. 
Sàn ôm không phải là xấu, sàn ôm là một phần của cuộc chơi, nếu không có tay to đứng ra ôm lệnh thì thanh khoản thị trường như củ lờ, đéo thể vào lệnh pặc pặc. Và khi chấp nhận tham gia forex, chúng ta phải chấp nhận luôn việc Nhà cái auto đúng! 
Đa phần các sàn mà Trader VN giao dịch đều là sàn ôm (có chuyển) chứ không thì spread đéo đỡ được đâu. Đừng nghe mồm mấy thằng sale của sàn chém là sàn chuyển 100%. Có cái cc ấy. Sàn ôm hay chuyển không nguy hiểm. Sàn chỉ là công cụ, chính bạn mới nguy hiểm, nguy hiểm vì thiếu hiểu biết. Con bạc thua ngay từ khi vào xới vì thiếu kiến thức về cuộc chơi, sàn nó chả cần làm cái mẹ gì cả, các con bạc đều tự giết mình bằng lòng tham và ảo tưởng.

NHƯNG VÌ SAO ĐÉO NÊN GIAO DỊCH CÁC CẶP CRYPTO VÀ CHỨNG KHOÁN?


Tớ sẽ nói về sự đéo hợp lý mà ít trader đặt câu hỏi khi giao dịch các cặp crypto và chứng khoán.

1. Crypto
Thị trường hoang dại đầy dấu ấn của thế kỷ :))) nếu tỷ giá các cặp ngoại tệ của forex được niêm yết và công nhận bởi các siêu ngân hàng và các tổ chức tài chính lớn trên toàn cầu thì crypto đéo có thằng nào đứng ra đảm bảo cả. Satoshi à :))) Tỷ giá các cặp crypto được lấy từ các sàn coin truyền thống như Binance, Biffinex. Vì crypto không phải là một sản phẩm liên ngân hàng nên các bố làm sàn muốn đẩy giá như thế nào cũng được, chỉ cần cái chart nó na ná bên các sàn coin để mấy con bạc đéo có cớ kiện cáo đòi bồi thường lúc sàn tác nghiệp là xong =))
Thứ 2 giao dịch crypto thì phải thông qua blockchain, mà thử hỏi nếu như giao dịch khớp lệnh pặc pặc thì có lẽ blockchain 10.0 chắc cũng đéo xử lý nổi chứ 4.0 cứt trôi bây giờ chắc thôi dẹp đi :)))
2. Chứng khoán
Nếu bạn là người đã từng giao dịch trong thị trường ck việt nam thì khi sang forex sẽ cảm thấy "dkm tao mua cổ phiếu mất tận 3 ngày mới về nhà, mà cái thị trường lồn này mua bán pặc pặc vui thế nhỉ" :)))) 

Ở thế giới thì tớ đéo biết. Nhưng ở việt nam, khi mua bán một cổ phiếu, thanh toán cổ tức, lãi trái phiếu,.. thì phải thông qua thằng Trung Tâm Lưu Ký. TTLK còn mang trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, niêm yếu giá và công nhận các cổ phiếu..... nói chung thằng này thuộc nhà nước và chính phủ, kiện cáo mang hết lên đấy chứ đéo có tào lao như thằng crypto. Nên với sự mua bán nhanh như chớp của các sàn Forex thì các mã cổ phiếu, các index 100% là sàn ôm, vì chuyển đi đâu cho nhanh thế được :)))). Mà sàn ôm lệnh thì tớ nói trên rồi, cỡ đéo nào nó cũng thịt được, giãn spread (cái này tổ chức nào đứng ra theo dõi các sàn?), chart chuẩn tăng 10 thì nó đẩy lên thành 11, chỗ nào con bạc đặt stoploss nhiều thì với thêm tý nữa cho quét sl cả đám :))) đủ trò. Bữa thằng em tớ nó bảo nó đầu tư chứng khoán thế giới ngầu vl, tớ bảo mua cổ phiếu ở đâu thì nó bảo mua ở sàn forex :))) làm tớ đang ỉa ngon lành thì lăn ra táo bón =)))

Các market maker ôm các lệnh mua bán Vàng và Forex vẫn có thể tác động vào giá cả như bên crypto nhưng sẽ không dám tác động nhiều, vì sẽ ảnh hưởng tới uy tín của sàn và lợi nhuận chủ yếu của sàn nằm ở các cặp forex và vàng. Nên các bố cũng không ngu gì ăn vài đồng bạc lẻ làm ảnh hưởng tới tổng cuộc.
Còn đối với các lệnh giao dịch crypto và chứng khoán thì thực chất chỉ là một bức tranh lên xuống xanh đỏ mà Nhà cái vẽ ra nhằm thu hút thêm tiền và các con bạc khi mà hiện nay crypto và chứng khoán đang downtrend. Nói một cách thật ngắn gọn:
Crypto của forex đéo liên quan gì tới blockchain
Chứng khoán của forex cũng đéo liên quan gì tới Wall Sờ Chít

Hết!

Nguồn: tradehub 


Đăng ký sàn ICMarkets để bắt đầu Giao dịch Forex:


Tham gia nhóm thảo luận Telegram:



Để bắt đầu tham gia Giao dịch tài chính:


Viết nhận xét

Các bạn có thể viết lời nhận xét cho bài viết, nhưng cần tuân thủ một số quy tắc sau:

» Các nhận xét/bình luận phải nghiêm túc, không dung tục, không spam.
» Nội dung phải liên quan tới chủ đề bài viết.
» Viết bằng tiếng việt có dấu hoặc tiếng Anh. Nội dung viết không dấu sẽ bị xóa.
» Hãy để lại tên của bạn khi nhận xét/bình luận, để tôi có thể dễ dàng trả lời bạn khi cần.

Chúc các bạn tìm được những kiến thức bổ ích khi tình cờ ghé thăm blog này.