Triết lý kinh doanh trong Cờ vua


Luật chơi đơn giản. Hai đấu thủ “mặt đối mặt”. Tất cả mưu toan, tính toán xoay quanh bàn cờ 8×8 ô với 32 con cờ. Cờ Vua nhìn tổng quát là vậy. Đơn giản nhưng đầy sức hút.
Từ khi ra đời ở Ấn Độ vào thế kỷ VI đến giờ là thế kỷ XXI, cờ vua chưa bao giờ mất đi “ma lực” của nó. Có một câu nói thế này: “Một câu chuyện hay là một câu chuyện không bao giờ kết thúc”, nếu áp dụng với cờ vua, một trò chơi hay phải ẩn chứa nhiều tầng nghĩa.
Nếu chỉ đơn thuần là chơi, cờ vua không thể trường tồn lâu như vậy. Mà sức sống của nó là ở những triết lý sâu xa chứa đựng bên trong, phải qua thời gian con người mới dần thấu hiểu. Và càng hiểu càng thấy hay, thấy thú!

Triết lý kinh doanh trong cờ vua là một trong số đó.

Người đã từng chơi cờ vua đều biết rõ sự tồn tại của các quân tốt, mã, tượng, xe, hậu và vua trong cờ, nhưng một lần nữa hãy nhìn nó dưới con mắt của một nhà kinh doanh nhé!…



Dưới bình diện riêng lẻ

Tốt: Quân cờ “bé bỏng” nhất nhưng cũng dũng cảm nhất. Qúa dũng cảm đi chứ, khi tiến lên đầu tiên trên bàn cờ mà không có tài “hô phong hoán vũ” như Hậu hay “cao chạy xa bay” như Tượng. Những chú Tốt này như những nhà khởi nghiệp, đầy nhiệt tình đam mê và dấn thân vào thế giới kinh doanh với một chút máu “anh hùng” trong người. Đồng thời, Tốt cũng mang hình ảnh của những nhân viên mẫn cán- hết mình vì sự nghiệp của công ty- và đôi khi phải chấp nhận hy sinh vì trận “cờ thí” để đem lại thắng lợi cuối cùng cho nhà cầm quân.

Tượng: nhanh nhạy trong tấn công và phòng thủ tầm xa. Mang trong mình phong thái của một nhà hoạch định chiến lược, Tượng đặc biệt phát huy năng lực trong cờ mở- khi thị trường trở nên rõ ràng, thông thoáng.

Mã: có sự biến ảo của một chuyên gia PR- cánh tay đắc lực cho chủ doanh nghiệp. Mã đặc biệt hữu dụng trong cờ kín- khi cục diện còn “úp mở” với vô số những tính toán đan xen. Bay qua thành trì đối phương hay thâm nhập vào “tử cấm thành” của phe mình làm công tác hậu cần; những bước chuyển điêu luyện của Mã trong những tình huống tưởng như bế tắc làm cuộc cờ trở nên hấp dẫn và khó lường.
Xe: Cực kì vững chãi- một thành trì khó công phá, là người nắm giữ hầu bao của doanh nghiệp, giám đốc tài chính- và nếu thành trì này bị công phá- rất khó cứu vãn cho sự tồn tại của doanh nghiệp.

Hậu: Chủ tịch hội đồng quản trị- với đầu óc của một tướng lĩnh, nắm trong tay quyền điều binh khiển tướng, làm sao để cho quân binh làm việc hiệu quả nhất. Và kh cần, với quyền lực tối thượng, sẵn sàng bay ra “xử đẹp” một quân đối phương dẫn thân vào địa bàn mình quản lý.
Vua: có vẻ là con… nhàn rỗi nhất bàn cờ- khi chỉ đi đi lại lại và nhiệm vụ chính là … núp cho kỹ, để khỏi bị quân đối phương “chiếu bí”. Nhưng vua thực ra có một ảnh hưởng cực kì to lớn, đứng sau tấm rèm nhưng quan sát toàn cục chiến trường, và khi cần có thể xuất đầu lộ diện để phối hợp với xe, hậu làm một đòn “sát thát” cuối cùng.

Dưới bình diện tổng hợp


Người chơi cờ là một nhà kinh doanh, có thể vừa chơi cờ vừa đóng vai một quân trên bàn cờ, hoặc có thể thích thú nhìn những quân binh trên bàn cờ “choảng” nhau theo dự tính của mình.

Chiến thắng của một ván cờ đòi hỏi sự phối hợp của tất cả lực lượng. Chỉ cần một con tốt “lạc nước” hay một mã “ở biên” đủ làm cục diện chao đảo. Mỗi con có một nhiệm vụ của mình và nhiệm vụ đó chỉ có thể hoàn thành tốt nhất nếu có sự hỗ trợ- nhưng không lấn quyền- của các con khác. Hậu có thể thay vị trí của Tốt, Tượng, Mã hay Xe nhưng nó không làm vậy. Trừ tình huống bất đắc dĩ, còn bình thường, nếu Hậu cứ “lăng xăng” ở khu vực hoạt động của quân mình không-mục-đích, chỉ tổ làm bia cho hỏa lực bên kia và nhiều khi cản trở Xe, Mã thi hành nhiệm vụ.

Tốt có thể đổi đời- nếu chú ta tiến được vào cạnh bàn đối diện “khu tập trung” của quân mình. Nhưng trừ phi có sự bảo vệ chặt chẽ của các quân nặng khác hay sự liên kết với Tốt đồng đội, chú ta sẽ dễ dàng bị đối phương “xơi tái”. Hình ảnh hai chú Tốt liên kết, vững vàng trước sự khó chịu của quân binh bên kia là một hình ảnh cực đẹp. Những doanh nghiệp nhỏ, nếu muốn tồn tại, phải liên kết lại với nhau thì mới có thể đứng vững trước chiến trường khói lửa.

Một nhà cầm quân giỏi, khi có đủ binh tướng trong tay, sẽ dễ dàng tạo nên những thế cờ đi vào lịch sử. Nhưng nếu thiếu Xe, Mã hay Tượng thì sao? Nếu “thiên thời địa lợi nhân hòa” thì nhà kinh doanh có thể lấp được chỗ khuyết trong đội hình và tổng tiến công. Nếu không “vừa dánh vừa run” thôi chứ sao giờ ?!.

Cuộc cờ cũng là cuộc đời, nhiều khi những yếu tố “thời” và “cơ” nảy sinh ngoài tầm kiểm soát, nhưng quyết định vẫn là năng lực của nhà kinh doanh- yếu tố then chốt cho thành công doanh nghiệp.

Và cuối cùng, vào lúc “cờ tàn” (), xin phép kết thúc bài viết này bằng 2 câu thơ của Hồ chủ tịch (tuy miêu tả về cờ Tướng nhưng xét về yếu tố “thời cơ” vẫn đúng đắn với Cờ vua!).

“Lạc nước hai Xe đành bỏ phí
Gặp thời một Tốt cũng thành công”





(st)



Để bắt đầu tham gia Giao dịch tài chính:


1 comment :

  1. Bài viết hay quá ạ. Rất hợp lý khi áp dụng vào trong kinh doanh.

    BlogCoTuonghay

    ReplyDelete

Các bạn có thể viết lời nhận xét cho bài viết, nhưng cần tuân thủ một số quy tắc sau:

» Các nhận xét/bình luận phải nghiêm túc, không dung tục, không spam.
» Nội dung phải liên quan tới chủ đề bài viết.
» Viết bằng tiếng việt có dấu hoặc tiếng Anh. Nội dung viết không dấu sẽ bị xóa.
» Hãy để lại tên của bạn khi nhận xét/bình luận, để tôi có thể dễ dàng trả lời bạn khi cần.

Chúc các bạn tìm được những kiến thức bổ ích khi tình cờ ghé thăm blog này.